TIN TỨC

Hội hoạ Việt Nam qua tác phẩm của 5 hoạ sỹ (P.1)

Nghệ thuật Việt Nam đang dần có được sự chú ý nhiều hơn trong nền nghệ thuật hiện đại và đương đại của thế giới. Điều đó được thể hiện thông qua việc giá trị của các tác phẩm nghệ thuật Việt không ngừng tăng lên, và ngày càng nhiều nghệ sỹ Việt lưu lại tên tuổi của mình trên thị trường quốc tế.
🖼Các tác phẩm nghệ thuật Việt Nam bắt đầu thu hút khán giả quốc tế từ năm 1986, khi đất nước mở cửa kinh tế. Kể từ đó, Sotheby’s đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao sự nhận diện đối với một số nghệ sĩ tài năng, mang đến sự chú ý của thế giới về những viên ngọc quý của nghệ thuật Việt Nam. Trong quá khứ, những tác phẩm được đánh giá tốt nhất đều đến từ các bộ sưu tập tư nhân của Pháp. Trong vòng ba thập kỷ trước đó, những nhà sưu tập tác phẩm nghệ thuật Việt hầu hết là người nước ngoài, nhưng hiện nay số lượng các nhà sưu tập trong nước cũng tăng lên đáng kể.
Việt Nam kỷ niệm Quốc khánh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Trước đó Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp, vậy nên nghệ thuật Việt Nam có sự ảnh hưởng từ nghệ thuật của Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung, đặc biệt là có nhiều nghệ sĩ tiên phong của nghệ thuật hiện đại Việt Nam đã sống ở Pháp hoặc đã học tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương danh giá. Ảnh hưởng bởi xu hướng hậu Ấn tượng của Pháp, nhiều nghệ sĩ thời đó đã thành thạo các kỹ thuật hội hoạ châu Âu để thể hiện các chủ đề và ý tưởng truyền thống của châu Á, do đó tạo ra một phong cách mới mẻ và đặc biệt. Để hiểu rõ hơn về nghệ thuật Việt Nam thời kỳ Đông Dương, chúng tôi sẽ giới thiệu phong cách của 5 hoạ sĩ thời đó và tác phẩm nổi bật của họ.
🎨Mai Trung Thứ (1906 – 1980)
Tuổi thơ ở An Dương là nguồn cảm hứng bất tận cho Mai Trung Thứ, người được biết đến với những bức tranh minh họa đầy mê hoặc về con người và nền văn hóa sống động ở Việt Nam. Mai Trung Thứ đã phát triển phong cách tranh lụa nổi tiếng của mình dưới sự hướng dẫn của các họa sĩ Pháp Joseph Inguimberty và Victor Tardieu. Các nét vẽ và màu sắc tươi sáng gợi nhớ đến các nghệ sĩ hậu Ấn tượng, như Henri Matisse, vì ông thường xếp các đường nét mềm mại của chủ thể vào tranh của mình, làm cho chúng mang một vẻ đẹp sang trọng và nhẹ nhàng về cấu trúc. Mặc dù sống ở Paris từ năm 1937, Mai Trung Thứ vẫn luôn hướng tới quê hương và điều đó đã ảnh hưởng đến việc thử nghiệm của ông với nghệ thuật đa văn hóa, chẳng hạn như pha trộn giữa kỹ thuật hội họa truyền thống của Việt Nam với sự nhạy cảm của trường phái dã thú về màu sắc.
“Trẻ em tắm” (Les Enfants Au Bain) là một trong những tác phẩm thành công trong sáng tạo của Mai Trung Thứ. Cảnh trẻ em nô đùa bên dòng sông này cho thấy đây là một thiên đường bình dị. Là người giàu cảm xúc, Mai Trung Thứ chăm chút trang trí khuôn mặt của mỗi em bằng những biểu cảm như đang kể lại một câu chuyện. Đó là những tháng ngày vô tư trong sáng hồn nhiên được họa sĩ thể hiện hoàn hảo bằng những bức tranh minh họa chi tiết về tuổi thơ nghịch ngợm, lãng mạn và hoài niệm. Chính với tác phẩm rạng rỡ này, sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật vẽ tranh lụa tỉ mỉ và những kỷ niệm khó phai mờ về tuổi thơ cơ cực, người nghệ sĩ đã gửi gắm tình yêu Việt Nam muôn thuở của mình.
🎨Tô Ngọc Vân (1906 – 1954)
Nằm trong kho tàng các kiệt tác của nghệ thuật Việt Nam hiện đại, Lá Thư (The Letter) của Tô Ngọc Vân là một tác phẩm khắc hoạ đủ đầy thẩm mỹ điển hình của người họa sĩ. Tô Ngọc Vân thuộc thế hệ họa sĩ Việt Nam hiện đại đầu tiên tạo được một phong cách mang ý thức về chủ nghĩa hiện thực châu Âu nhưng vẫn bắt nguồn từ những nét tinh túy của Việt Nam. Lá Thư mở ra khung cảnh thân mật trong gia đình, một em bé được vây quanh bởi hai người phụ nữ, một trong hai người đang đọc bức thư từ người thân yêu ở xa. Khung cảnh phía sau là một cây hoa anh đào nở rộ, báo hiệu mùa xuân đang đến, ở bên trong đúng lúc em bé vừa mới chào đời.
Bức tranh là một tác phẩm hiếm hoi của Tô Ngọc Vân mà vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ điển của châu Âu, thứ chỉ xuất hiện trong những tác phẩm đầu tay của ông. Vì vậy, Lá Thư là một đỉnh cao trong quá trình sáng tác đa dạng của người nghệ sĩ, mô tả một bức tranh thơ mộng về cuộc sống tại Việt Nam qua góc nhìn phương Tây. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Lá Thư là bố cục bắt mắt, độc đáo. Các bức tranh của Tô Ngọc Vân thường được phân biệt bởi sự bất đối xứng về bố cục nhưng lại độc đáo, đầy sự tinh tế và cá tính của nghệ sĩ. Thông qua quá trình hiện đại hóa nhanh chóng và tiếp xúc ngày càng nhiều với các truyền thống phương Tây, việc kết hợp hình tượng phương Đông vào các tác phẩm là minh chứng cho sự trân trọng của nghệ sĩ đối với cội nguồn của mình. Là một tác phẩm tình cảm, hiếm hoi, Lá Thư là một hồi ức đầy hoài niệm về sự ngây thơ trong sáng của một đứa trẻ và mong muốn bảo vệ nó của một người mẹ.
📍 Nguồn: Vanvi gallery
———————————————-
☀️ Rubik International Academy
📞 0869 087 179
🏫 181C1 Cach Mang Thang Tam, Ward 5, District 3, HCMC
📧 sales.rubikart@gmail.com
Bài viết liên quan
ӣ羺appע  ĵ羺